[Chia sẻ] Sự phát triển tâm lý trẻ em lứa tuổi mầm non từ 1 – 6 tuổi

Sự phát triển tâm lý trẻ em lứa tuổi mầm non từ 1 - 6 tuổi

Sự phát triển tâm lý trẻ em lứa tuổi mầm non từ 1 – 6 tuổi là khoảng thời gian hình thành nên tính cách, tâm lý và cảm xúc ban đầu của trẻ. Những yếu tố này có thể ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ sau này. Do đó, ngoài quan tâm đến sức khỏe thể chất của trẻ, ba mẹ cũng cần quan tâm đến sức khỏe tinh thần của trẻ trong độ tuổi này.

Trẻ mầm non phát triển tâm lý như thế nào? Hãy cùng My First School tìm hiểu về sự phát triển tâm lý của trẻ con lứa tuổi từ 1 – 6 tuổi trong bài viết dưới đây nhé!

Sự phát triển tâm lý trẻ em lứa tuổi mầm non từ 1 - 6 tuổi
Sự phát triển tâm lý trẻ em lứa tuổi mầm non từ 1 – 6 tuổi

Mục lục

Bản chất của sự phát triển tâm lý trẻ em lứa tuổi mầm non từ 1 – 6 tuổi

Lứa tuổi mầm non thường có tính cách, tâm sinh lý đặc biệt nhạy cảm. Vì thế mà ba mẹ cần có hiểu rõ tâm lý trẻ ở giai đoạn này để có cách nuôi dạy con được tốt.

Trẻ rất tò mò và thích khám phá

Những đứa trẻ ở giai đoạn này thường có tính tò mò, luôn muốn khám phá mọi thứ mới lạ xung quanh. Sự tò mò này của con trẻ có thể được biểu hiện thông qua các hoạt động của con như hay nghịch những món đồ dùng trong nhà, bắt chước những hành động của người lớn và đặc biệt là rất hay đặt những câu hỏi cho người lớn.

Những hành động này của con trong mắt người lớn có thể là nghịch ngợm, phá phách, nhưng đây chính là cách mà con trẻ tìm hiểu về môi trường xung quanh. Ba mẹ nên dành thời gian để quan sát con cái, trả lời những câu hỏi của con một cách cẩn thận và dễ hiểu.

Ngoài ra, ba mẹ cũng cần làm những tấm gương sáng cho con học tập những thói quen tốt, như sống ngăn nắp, lễ phép với  người lớn…

Trẻ rất tò mò và thích khám phá
Trẻ rất tò mò và thích khám phá

Trẻ luôn muốn trở thành trung tâm của mọi sự chú ý

Trẻ con rất thích được mọi người chú ý, đặc biệt là từ ba mẹ. Thực tế, những đứa trẻ trong độ tuổi này thường có những hành động muốn gây sự chú ý từ người xung quanh. Những hành động này có thể giống như phụ làm việc nhà, nhặt rác, quét sân, chào hỏi người lớn,… nhằm mục đích thu hút được sự chú ý của người lớn.

Khi thấy con trẻ làm những việc này, đừng ngại cho trẻ một lời khen, lời cảm ơn, điều này sẽ làm trẻ vui cả ngày.

Trẻ thích được người lớn dành sự quan tâm yêu thương

Trẻ con trong độ tuổi này rất cần có sự yêu thương từ người lớn. Dù có bận đến đâu, ba mẹ nên dành chút thời gian để chơi cùng con, làm bạn với con, và không quên dành lời khen cho con khi con làm việc tốt. Tránh để con trẻ cảm thấy lạc lõng, trở nên sống khép kín. Hãy luôn quan tâm tới con trẻ, trẻ con luôn thích được làm bạn với ba mẹ mình.

Trẻ thích được người lớn dành sự quan tâm yêu thương
Trẻ thích được người lớn dành sự quan tâm yêu thương

Xem thêm

5 lĩnh vực phát triển của trẻ mầm non bậc phụ huynh nên biết

Bí quyết xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh cho trẻ hợp lý

Trẻ bắt đầu phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp

Độ tuổi này là thời điểm việc hình thành và phát triển của ngôn ngữ ở trẻ diễn ra mạnh mẽ nhất. Trẻ có thể học hỏi rất nhanh, và thường có xu hướng học hỏi trong giao tiếp từ những người xung quanh, từ những bộ phim hoạt hình.

Việc thường xuyên giao tiếp với những người trong gia đình sẽ giúp trẻ hoàn thiện hơn về mặt ngôn ngữ. Do đó, ba mẹ cần chú ý trong việc nói chuyện giữa các thành viên trong gia đình, con cái sẽ học theo những hành động và lời nói của cha mẹ.

Trẻ bắt đầu hình thành tính tự lập

Ba mẹ cũng nên bắt đầu dạy con trẻ cách sống tự lập. Hãy bắt đầu dạy con những việc sinh hoạt thường ngày như tự ăn, tự đi vệ sinh, tự biết đánh răng rửa mặt… Việc giúp trẻ hình thành thói quen tự lập từ nhỏ sẽ có ích rất lớn sau này, đặc biệt là khi phải rời xa vòng tay cha mẹ.

Ban đầu, ba mẹ có thể hướng dẫn cho con những công việc này, hoặc cùng con thực hiện nó. Dần dần, ba mẹ nên để con tự làm và chỉ quan sát, sửa lỗi cho con. Hãy để cho con được phát triển theo mong muốn của bản thân.

Trẻ bắt đầu hình thành tính tự lập
Trẻ bắt đầu hình thành tính tự lập

Cha mẹ có thể làm gì để hỗ trợ trẻ lứa tuổi mầm non?

Để giúp trẻ phát triển tâm lý hoàn hảo nhất, phụ huynh nên thực một số phương pháp sau:

Lập những kế hoạch cho con

Khi bắt đầu công việc gì đó, việc lập kế hoạch ban đầu là một bước cần thiết. Cha mẹ nên đặt ra những mục tiêu cụ thể cho con trẻ và uốn nắn những hành động của con sao cho đạt được những mục tiêu đó.

Tuy nhiên, nên đặt ra những mục tiêu phù hợp với lứa tuổi của con, có thể là mục tiêu giúp con giao tiếp tốt với mọi người trong nhà, hay mục tiêu con có thể giúp con có thể làm quen được những bạn trong lớp,… Đây không chỉ là mục tiêu để con cố gắng, mà chính ba mẹ cũng phải cố gắng cùng với con.

Lập những kế hoạch cho con
Lập những kế hoạch cho con

Hãy lắng nghe con nhiều hơn

Sẽ có những lúc con tỏ ra bướng bỉnh, phá phách,… đây là điều rất bình thường trong sự phát triển của trẻ con. Ba mẹ không nên tỏ ra cáu gắt, la mắng, điều này làm cho con trẻ trở nên tự ti.

Trẻ con tỏ ra bướng bỉnh là những lúc muốn thu hút sự chú ý từ những người xung quanh. Do đó, ba mẹ cần lắng nghe và chia sẻ với con, tìm hiểu nguyên do con lại làm thế, dạy trẻ được làm những gì và không được làm những gì. Quá trình này có thể đòi hỏi rất nhiều thời gian và sự kiên nhẫn từ ba mẹ

Tạo điều kiện để trẻ vui chơi, tham gia các hoạt động tích cực

Môi trường xung quanh sẽ ảnh hưởng lớn đến tâm lý của trẻ. Do đó, ba mẹ nên chọn lựa cho con được vui chơi, tham gia vào các hoạt động tích cực.

Tạo điều kiện để trẻ vui chơi
Tạo điều kiện để trẻ vui chơi

Không nên la mắng hoặc sử dụng đòn roi với trẻ

Tâm lý của trẻ trong độ tuổi này cực kỳ nhạy cảm, khi ba mẹ la mắng hay dùng đòn roi với trẻ, tâm lý trẻ dễ bị tổn thương và học hỏi lại những thói xấu đó. Một số trẻ sẽ hình thành tư tưởng chống đối, phản kháng lại người lớn. Do đó, trẻ con ở độ tuổi này không nên la mắng trẻ, hãy sử dụng những lời lẽ bình tĩnh để phân tích cho trẻ hiểu về lỗi sai của mình.

Các câu hỏi thường gặp

Trong sự phát triển tâm lý trẻ em lứa tuổi mầm non từ 1 – 6 tuổi, các bậc phụ huynh nhiều lúc phải đau đầu không biết giải quyết nhiều tình huống khác nhau. Dưới đây là một số câu hỏi về những khó khăn mà các bậc phụ huynh thường gặp khi nuôi dạy trẻ:

Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của trẻ em là gì?

Có hai yếu tố chính ảnh hưởng đến phát triển tâm lý ở trẻ là gia đình và lớp học. Gia đình là nơi đem đến cảm giác an toàn cho trẻ, giúp trẻ tự tin thể hiện những cảm xúc cá nhân. Lớp học là môi trường trẻ tiếp thu những kiến thức. Yếu tố lớp học cần phải lựa chọn cẩn thận bởi nó sẽ ảnh hướng đển kiến thức và những kỹ năng, giao tiếp ở trẻ.

Yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của trẻ
Yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của trẻ

Đặc điểm cảm xúc chính của trẻ mầm non là gì?

Trẻ con thường thể hiện cảm xúc một cách mạnh mẽ và thường thay đổi nhanh chóng. Điều này là do trẻ chưa học được các kiểm soát cảm xúc. Vì thế mà những cảm xúc của trẻ bộc lộ ra là trực tiếp và chân thực nhất.

Tại sao trẻ mầm non thường có nỗi sợ hãi và lo lắng?

Nỗi sợ của trẻ thường là do sự tưởng tượng phong phú và thiếu hiểu biết của trẻ về môi trường xung quanh. Một phần là do sự yếu đuối trong tâm lý của trẻ.

Để giúp trẻ vượt qua nỗi sợ, người lớn có thể trấn an trẻ, giải thích cho trẻ về những kiến thức về thế giới xung quanh. Việc từ từ tiếp xúc với đối tượng gây sợ hãi trong môi trường an toàn sẽ giúp trẻ vượt qua nỗi sợ của bản thân.

Làm thế nào để nhận biết và xử lý các cơn tức giận ở trẻ mầm non?

Trẻ con thường biểu lộ sự tức giận qua hành động la hét, đập phá đồ đạc, nằm lăn ra sàn khóc lóc,…Trước hết, người lớn cần đảm bảo trẻ không tự làm bản thân bị thương trong lúc nóng giận, sau đó, cần phải hỏi han trẻ với thái độ thật bình tĩnh. Hãy hướng dẫn trẻ các biểu lộ cảm xúc phù hợp hơn và giải quyết vấn đề gây ra cơn tức giận.

Cách xử lý các cơn tức giận ở trẻ mầm non
Cách xử lý các cơn tức giận ở trẻ mầm non

Sự phát triển lòng tự trọng và tự nhận thức ở trẻ diễn ra như thế nào?

Càng lớn, trẻ càng có nhận thức hơn về bản thân, đó là khi lòng tự trọng của trẻ được hình thành. Trẻ sẽ cảm thấy tự hào vì những thành tích nhỏ của mình và cảm thấy xấu hổ khi làm sai gì đó. Sự phát triển này được thúc đẩy bởi sự khuyến khích và công nhận từ người lớn, cũng như những trải nghiệm thành công của trẻ.

Làm thế nào để phát triển khả năng đồng cảm ở trẻ mầm non?

Để trẻ học được tính đồng cảm, người lớn cần làm gương để cho trẻ học tập. Trẻ có thể học hỏi qua những điều học được hằng ngày. Ba mẹ cũng có thể kể chuyện cho con, truyền cảm hứng cho con từ những câu chuyện đó.

Vai trò của sự gắn bó tình cảm đối với sự phát triển tâm lý của trẻ là gì?

Sự gắn bó tình cảm là điều quan trọng cần có ở trẻ, nó là nền tảng cho sự phát triển cảm xúc, xã hội và nhận thức của trẻ.

Tại sao trẻ mầm non thường có hành vi gây hấn và làm thế nào để xử lý?

Trẻ mầm non thiếu nhất là kỹ năng giao tiếp và kiểm soát cảm xúc bản thân. Điều này cần phải được chuôi rèn trong một thời gian dài từ phía gia đình và xã hội. Cần dạy trẻ cách diễn đạt cảm xúc và cách xử lý các cảm xúc tiêu cực một cách hợp lý.

Những dấu hiệu stress ở trẻ mầm non là gì và làm sao để giúp trẻ đối phó?

Dấu hiệu trẻ stress thường biểu hiện ở những thay đổi trong thói quen sinh hoạt hằng ngày của trẻ, như việc trở nên cáu kỉnh, thu mình lại,… Lúc này, ba mẹ cần tạo môi trường an toàn và ổn định cho trẻ, và đặc biệt dành nhiều thời gian trò chuyện với trẻ.

Những dấu hiệu stress ở trẻ mầm non
Những dấu hiệu stress ở trẻ mầm non

Làm thế nào để xây dựng sự tự tin và độc lập về mặt cảm xúc cho trẻ mầm non?

Trẻ cần có những cơ hội để phát huy những khả năng của bản thân, và những lời nhận xét tích cực, khen ngợi có thể giúp tăng sự tự tin trong trẻ. Cũng cần dạy trẻ cách nhận biết và quản lý cảm xúc bản thân, cũng như sẵn sàng hỗ trợ tình cảm khi trẻ cần.

Sự phát triển của trí tưởng tượng và sáng tạo ở trẻ mầm non diễn ra như thế nào?

Trí tưởng tượng của trẻ có thể xuất phát dựa trên những trò chơi, những bộ phim hay những hoạt động nghệ thuật mà trẻ được tham gia. Trẻ cần được phát huy tính sáng tạo và trí tưởng tượng của bản thân. Do đó, ba mẹ có thể cung cấp cho con một môi trường mà con có thể phát huy giá trị bản thân.

Cách giúp con có sự phát triển tâm lý trẻ em tốt nhất?

Dể con có sự phát triển tâm lý tốt nhất, ba mẹ có thể áp dụng những phương pháp như

  • Dành nhiều thời gian bên trẻ, nói chuyện và chơi với trẻ.
  • Dạy trẻ cách giữ bình tĩnh, tiết chế cảm xúc.
  • Dạy trẻ cách quan tâm tới những người xung quanh, biết cách chia sẻ với mọi người.
  • Gìn giữ hạnh phúc gia đình, bố mẹ hoà thuận, yêu thương con cái
Ba mẹ nên dành nhiều thời gian cho bé
Ba mẹ nên dành nhiều thời gian cho bé

Những biểu hiện bất thường của trẻ gặp vấn đề về tâm lý?

Khi trẻ có những biểu hiện như lo lắng bất an, nổi giận vô cớ, ủ rũ, chán nản,… là những biểu hiện cho thấy trẻ đang mắc những vấn đề về tâm lý. Những lúc này, cha mẹ cần có những hành động kịp thời, cần dành nhiều thời gian hơn để nói chuyện với con, chia sẻ với con những khó khăn, bức xúc là nguyên nhân dẫn đến những vấn đề tâm lý ở trẻ.

Mầm non song ngữ My First School – Nơi ươm mầm hạnh phúc

Để sự phát triển tâm lý trẻ em lứa tuổi mầm non từ 1 – 6 tuổi được toàn diện nhất, bố mẹ cần kết hợp cùng nhà trường để có những phương pháp giáo dục tốt nhất. Chính vì vậy, việc lựa chọn trường mầm non phù hợp cho bé là điều rất quan trọng.

Với phương châm “Yêu bé bằng tình yêu của mẹ, dạy bé bằng tấm lòng của cha” và “lấy trẻ làm trung tâm”, My First School luôn tự hào mang đến cho các con một môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, hỗ trợ các con phát triển tốt nhất trong những bước đi đầu đời. My First School là sự lựa chọn hoàn hảo mà các bậc phụ huynh không thể bỏ qua.

Mầm non song ngữ My First School
Mầm non song ngữ My First School

Với nhiều ưu điểm nổi trội, mầm non song ngữ My First School được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm và lựa chọn:

  • Chương trình tiếng anh song ngữ chất lượng cao, giúp trẻ phát triển năng lực ngoại ngữ một cách tự nhiên, xây dựng nền tảng vững chắc về ngữ âm và phát triển kỹ năng tiền đọc viết ngay từ lứa tuổi Mầm non.
  • Đội ngũ giáo viên Việt Nam kết hợp cùng Đội ngũ giáo viên nước ngoài bản ngữ đến từ các nước: Anh, Mỹ, Úc, Canada, Nam Phi… có kinh nghiệm, chuyên môn sư phạm, sự tận tâm và yêu trẻ.
  • Các chương trình ngoại khóa, hoạt động dã ngoại, thực hành tiếng Anh bổ ích nhằm tạo nên môi trường học tập gần gũi. Đồng thời, khuyến khích trẻ hòa mình vào việc trải nghiệm và khám phá thế giới xung quanh.
  • Cơ sở vật chất hiện đại, phòng học được trang bị máy chiếu, tivi với những chương trình trực tuyến bổ ích
  • Sĩ số lớp học chỉ từ 20 – 25 em mỗi lớp sẽ giúp giáo viên có cơ hội chăm sóc, quan tâm vấn đề học tập, sức khoẻ của từng bé.

Trên đây là những thông tin về sự phát triển tâm lý trẻ em lứa tuổi mầm non từ 1 – 6 tuổi mà My First School tổng hợp. Hy vọng bài viết mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất.

Để tìm hiểu thêm về My First School, ba mẹ có thể truy cập tại:

CƠ SỞ 1

Địa chỉ: Tầng 2 – Chung cư Hoa Đào – 713 Lạc Long Quân – Tây Hồ – Hà Nội

Hotline: 0243.5544.222 – 0988.778.887

CƠ SỞ 2

Địa chỉ: Villa 1 + 2 Biệt thự Sunshine Riverside – Phú Thượng – Tây Hồ – Hà Nội

Hotline: 0242.2222.299 – 0924.112.299

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *